Whipping Cream, Topping Cream Và Kem Béo

Để tạo ra những chiếc bánh ngọt xinh xắn, chắc chắn các bạn đều đã từng sử dụng các loại kem tươi trong công thức chế biến. Tuy nhiên, trên thị trường có khá nhiều loại kem tươi, không phải ai cũng có thể phân biệt được và sử dụng đúng với công dụng của chúng. Vì thế, hôm nay Trường Dạy Nấu Ăn – Nghề Bếp Á Âu xin chia sẻ với bạn cách phân biệt Whipping Cream và Topping Cream, và kem béo đây là 3 loại kem rất được ưa chuộng và phổ biến hiện nay.

Whipping Cream, Topping cream và Kem béo là các vật liệu pha chế, nguyên liệu làm bánh quen thuộc đối với tất cả mọi người. Việc phân biệt 3 loại này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị các công thức chế biến cũng như sử dụng đúng công dụng của từng loại cho từng loại bánh cụ thể. Vậy Whipping Cream, Topping cream và Kem béo khác nhau thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Whipping cream

whipping cream
Whipping Cream có độ ngon hơn hẳn các loại kem khác (Nguồn: Internet)

Chắc chắn các bạn thường bị nhầm lẫn giữa Whipped cream và Whipping cream. Thật chất, Whipped Cream là loại kem đã đánh bông, Whipping Cream là loại tự đánh bông.

Đặc điểm: Whipping Cream có độ ngọt vừa phải, có màu trắng ngà, có mùi thơm béo nhẹ, khả năng nhuộm màu thực phẩm khá tốt nhưng với loại màu tự nhiên thì chỉ kết hợp được với dạng bột. Whipping Cream không chứa đường do được tách ra từ sữa bò tươi nguyên chất và có chỉ số béo từ 38 – 40%.

Ưu điểm: Whipping Cream không chứa đường nên có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy theo khẩu vị của mỗi người. Chất lượng và độ ngon của Whipping Cream ngon hơn hẳn với Topping Cream.

Nhược điểm: Nhiệt độ tan chảy của Whipping Cream nhanh hơn so với Topping Cream vì nó được chiết xuất từ sữa. Và Whipping Cream cũng có giá thành khá cao so với các loại khác.

Ứng dụng: Whipping Cream được sử dụng trong nhiều loại món tráng miệng như: Pudding, Caramen, bánh táo, bánh Mousse…

Bảo quản: Thời gian bảo quản từ 5 – 7 ngày, tùy vào nhiệt độ tủ lạnh. Bạn nên đặt Whipping Cream ở ngăn mát tủ lạnh, sau khi sử dụng bạn cần đậy kín nắp và bọc trong túi nilong. Trong thời gian bảo quản bạn nên lấy Cream ra trộn lên vài lần để kem không bị đông ở đáy.

Topping cream

Loại kem này có tên đầy đủ  là Non – Dairy Topping Cream. Thuộc nhóm thực phẩm ít béo vì là có thành phần gồm các chất chuyển thể từ sữa (emulsifier) và tạo đặc (hydrocolloids)…

Đặc điểm: Topping cream có độ ngọt vừa phải, có màu trắng tinh lại chịu nhiệt rất tốt, khả năng nhuộm màu thực phẩm khá tốn màu vì chúng có màu rất trắng, có mùi hương liệu không có mùi thơm của sữa. Và không có độ ngon bằng Whipping Cream.

Ưu điểm: Topping Cream rất đứng kem, dễ trang trí và ít chảy hơn so với Whipping Cream. Thời gian bảo quản lâu hơn so với các loại khác và có giá thànhtương đối thấp, hợp lý.

Nhược điểm: Làm giảm bớt đi độ béo ngậy của kem, nhưng trong Topping Cream đã có sẵn lượng đường nên việc thêm độ ngọt là hạn chế.

Ứng dụng: Topping Cream chủ yếu được dùng để phủ và trang trí bánh. Hoặc một số loại Topping Cream có tác dụng thay thế Whipping Cream khi làm bánh Mousse.

Bảo quản: Topping Cream được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản khoảng 3 tháng hoặc nhiều hơn, tùy theo nhiệt độ tủ lạnh.

topping cream
Topping Cream thường được dùng để trang trí bánh kem (Nguồn: Internet)

Kem béo

Kem béo thực vật còn có tên gọi là Rich’s Non – Dairy Creamer. Thành phần không có sữa hoặc chất béo từ thực vật, chỉ gồm nước, siro bắp, dầu cọ đã hydro, hương tổng hợp và vài dẫn xuất từ sữa.

Đặc điểm: Kem béo có vị kem Vanilla, nhuyễn và béo mịn tan ngay trong miệng, có màu trắng pha vàng nhẹ.

Ưu điểm: Tiện lợi và dễ dử dụng, độ bền cao, không bị phân hủy khi nấu ở nhiệt độ cao và hàm lượng chất béo bằng 0. Kem béo là một sản phẩm rất đa năng, được sử dụng trong nhiều công thức kem tươi và các thức uống lạnh.

Nhược điểm: Nếu sử dụng quá nhiều sẽ khó kiểm soát độ béo của món ăn.

Bảo quản: Giữ đông hoặc giữ mát trong tủ lạnh.

Ứng dụng: Kem béo được sử dụng để pha các thức uống như trà, cafe, sinh tố… Là nguyên liệu chính thay cho bột béo trong món đá xay, dùng để chế biến các món bánh. Và đặc biệt kem béo còn được dùng trong các món súp.

Với những chia sẻ trên, mong rằng các bạn đã có được những kiến thức để phân biệt các loại kem tươi cũng như ứng dụng của chúng. Chúc các bạn tạo ra những chiếc bánh thơm ngon và xinh đẹp! Tham khảo thêm: Roux là gì? Những điều cần biết về roux

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 3.84 (13 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn