Chuyện về Niêu đất Việt

Dù ngày nay rất khó mới có thể tìm thấy niêu đất – người bạn không thể thiếu trong mỗi gian bếp Việt ngày xưa, nhưng đối với nhiều người, hình ảnh niêu đất đã in sâu trong ký ức khó điều gì có thể thay thế…

Niêu đất có nguồn gốc từ các tỉnh nghèo Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… Nơi đây, thời tiết khắc nghiệt, thức ăn vừa nấu xong dễ bị thiu liền vào mùa hè hoặc đông cứng lại vào mùa đông. Vì thế, người dân cùng nhau tìm cách tạo ra dụng cụ để giữ thức ăn được lâu hơn. Với đất sét mịn có sẵn trong vườn, chiếc niêu có hình tròn (hoặc ovan) với miệng có vành, có vung đậy kín cũng làm từ đất sét được ra đời từ đó. Cùng NGHEBEP.COM tìm hiểu chi tiết nhé

cá kho tộ
Cá kho tộ bằng niêu đất thì thơm ngon, đậm vị hơn. Ảnh: Nguồn Internet

Trước kia, niêu đất chỉ được sử dụng trong phạm vi các tỉnh miền Trung, về sau nhiều người nông dân trở thành “tay lái”. Mỗi mùa chạy chợ thường sắm hai cái sọt tre thật to, chất đầy niêu đất rồi chở đi các tỉnh lân cận bán trên đôi chân trần. Lúc đi mang theo gạo, mắm, muối và vài bộ đồ, bán ngày qua ngày, tháng qua tháng, tỉnh qua tỉnh. Bán hết thì lại quay ngược xe về lấy tiếp hai sọt tre niêu đất và bắt đầu hành trình đưa niêu đất đi tới nhiều địa phương mới.

Về sau, niêu đất không còn là vật riêng của người miền Trung mà được mọi người sử dụng phổ biến, rộng rãi, trở thành dụng cụ không thể thiếu trong tất cả các gian bếp của người dân Việt Nam.

niêu đất
Niêu đất nấu cá cá ngon, nấu cơm cơm dẻo. Nguồn Internet

Niêu đất không chỉ nấu thức ăn ngon, giữ nhiệt tốt mà còn nấu được nhiều món, dễ chùi dễ rửa mà còn không tốn nhiều tiền mua vì thế gian bếp nào cũng có sự xuất hiện của nó. Ngoài công dụng giữ nhiệt cho thức ăn thì niêu đất còn nấu được nhiều món từ cơm đến thịt, cá, rau, củ… và ngon hơn khi kho, hầm. Nhà nghèo, lỡ niêu đất bị vỡ thì dùng mảnh vỡ đó làm nồi rang, nồi chiên kéo dài thêm tuổi thọ của nó.

niêu đất
Niêu đất mất dần vị trí số 1 trong các gian bếp người Việt khi sự xuất hiện của nồi điện, nồi gang… ngày càng nhiều. Ảnh: Nguồn Internet

Từng nằm trong xó bếp chứng kiến cảnh đói nghèo, thiếu ăn của nhiều người khi chỉ có cháo hoa hay sang hơn là nồi cá kho tộ. Nhưng ngày nay, khó kiếm ra niêu đất kể cả ở các vùng nông thôn nghèo. Người dân dần thay thế bằng các loại nồi gang, nồi điện, inox… hiện đại và dễ sử dụng hơn. Phải tìm kiếm khắp phố phường may ra mới có được một nhà hàng độc đáo nào đó sử dụng niêu đất để đựng cơm, thức ăn.

Trải qua nhiều thay đổi cùng quy luật “bỏ cũ thay mới” nhưng giống như đôi đũa tre, cái lu nước… niêu đất trở thành nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt khó gì có thể thay thế!

Còn nhiều điều thú vị về ẩm thực Việt nam và cả trên thế giới đang chờ bạn khám phá nữa nhé.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.5 (10 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn