Gạo Nếp & Gạo Tẻ

Gạo Tẻ là gì? Gạo Nếp là gì? Phân biệt gạo tẻ với gạo nếp như thế nào? Đây là những câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết và có thể đưa ra câu trả lời chính xác, đầy đủ. Vậy hãy cùng Trường Dạy Nấu Ăn uy tín – Nghề Bếp Á Âu đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết sau đây nhé!

Gạo là nguồn lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung. Nhưng bạn có biết rằng mỗi loại gạo đều có công dụng và những lợi ích của riêng mình. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu gạo tẻ và gạo nếp – hai loại gạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền ẩm thực Việt.

Gạo tẻ là gì? Bạn đã biết chưa?

gạo tẻ là gìGạo tẻ là nguồn lương thực chính trong bữa cơm của người Việt Nam.
(Ảnh: Internet)

Đối với các quốc gia ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam, gạo tẻ là loại lương thực, thực phẩm quan trọng đối với con người và là thực phẩm không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày. Loại gạo này thường được dùng để nấu cơm hoặc dùng làm một số món bánh khác nhau. Gạo tẻ có tính mát, vị ngọt, vì thế khi dùng gạo nấu cháo trắng sẽ giúp giải cảm và giải tỏa cơn khát, tránh mất nước.

Trong thành phần của gạo tẻ, có chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Tinh bột, Protein, Vitamin, B1, Niacin, Vitamin C, Canxi, Sắt… Như vậy, có thể thấy rằng gạo tẻ có rất nhiều dưỡng chất quan trọng và những chất chống lại quá trình thâm nhập của vi khuẩn, giúp cung cấp dinh dưỡng và lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Để bảo đảm sức khỏe và sự an toàn cho cả nhà, khi chọn gạo tẻ, bạn nên chọn những hạt gạo đều đặn, sáng trắng, khô ráo, không có cát sạn, cực ít trấu và hạt vụn, ngửi có vị thơm thanh thanh, không có mùi lạ của nấm mốc độc hại.

Gạo nếp là gì?

Gạo nếp (hay gạo sáp) là loại gạo hạt ngắn phổ biến ở các nước châu Á, có độ kết dính đặc biệt khi nấu, đem lại sự dẻo thơm cho món ăn.

Lúa nếp – loại lúa sản xuất ra gạo nếp được trồng ở Bangladesh, Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Philippines, Thái Lan, Lào, Indonesia và Việt Nam. Gạo nếp đã có mặt tại Lào từ hơn 1000 năm trước.

gạo nếp là gìGạo nếp có độ dẻo và kết dính nhiều hơn hơn so với gạo tẻ.
(Ảnh: Internet)

Tại Việt Nam có gạo nếp cẩm dùng để nấu xôi hoặc nấu rượu nếp cẩm. Nếp cái hoa vàng được xem là một đặc sản của người Việt. Ngoài ra, từ gạo nếp có thể chế biến các món như cơm nếp, xôi, bánh chưng, các món chè, hoặc cất rượu nếp, rượu đế và ngâm rượu cần. Bột gạo nếp được dùng để làm nhiều món bánh truyền thống như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán, bánh trôi, bánh gai, bánh cốm…

Gạo nếp có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất hơn so với những loại gạo khác, nhất là gạo nếp cẩm. Theo nghiên cứu khoa học, gạo nếp cẩm là một loại “siêu thực phẩm”, trong thành phần có nhiều chất sắt, chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin E. Chất xơ không hoà tan, các chất chống oxi hóa trong gạo nếp có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả. Theo Đông Y, gạo nếp có tính nóng, vị ngọt, rất dễ tiêu hoá, ăn vào ấm bụng.

Cách phân biệt gạo tẻ và gạo nếp

Mặc dù gạo nếp và gạo tẻ là 2 loại khác nhau, tuy nhiên rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại gạo này. Thông thường, xôi hay cơm nếp đều có độ dẻo và độ kết dính khác hẳn so với gạo tẻ. Nên khi ăn nếp, bạn sẽ có cảm giác no hơn khi ăn gạo tẻ. Đó là sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại gạo này.

phân biệt gạo nếp gạo tẻSự khác nhau giữa gạo nếp và gạo tẻ.
(Ảnh: Internet)

Từ những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về gạo tẻ là gì, gạo nếp là gì và đã biết cách phân biệt gạo nếp và gạo tẻ đúng không nào! Dựa vào những kiến thức bổ ích này, Nghề Bếp hy vọng bạn sẽ chọn được loại gạo thích hợp và an toàn cho gia đình của mình. Đọc thêm bài viết: Mì Căn Là Gì? Cách Làm Mì Căn An Toàn Đơn Giản Tại Nhà

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.47 (17 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn