Đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Sushi, canh miso, kaiseki, tập trung vào sự tươi ngon và hương vị nguyên thủy của thực phẩm… là những đặc điểm nổi bật, đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà đất nước mặt trời mọc là quốc gia sở hữu nhiều ngôi sao Michelin danh giá nhất của thế giới ẩm thực. Lý do gì khiến ẩm thực Nhật Bản được yêu thích đến thế? Có thể bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây của Nghebep.com.

Nguyên liệu bắt nguồn từ thiên nhiên

Là một hòn đảo dài tới 3500 km trên biển Thái Bình Dương, bao quanh là vùng biển có sự giao thoa của hai dòng chảy nóng và lạnh đã đem lại nguồn hải sản phong phú và chất lượng cho người Nhật. Đặc biệt, khí hậu ôn đới và nhiệt đới kết hợp tạo nên 4 mùa rõ rệt, đây là một đặc điểm quan trọng tạo nên đặc trưng văn hóa ẩm thực của Nhật Bản.

nguyên liệu thiên nhiên
Đặc điểm địa lý đem lại cho Nhật Bản nguồn hải sản tươi ngon và phong phú. (Ảnh: Internet)

Ở Nhật Bản có hai mùa mưa: mùa mưa vào tháng 6 và mưa thu vào tháng 11. Những cơn mưa rào đem lại nguồn nước dồi dào (đến 2000 mm/năm), cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp, hỗ trợ cho việc trồng lúa và các loại rau củ. Nhờ lợi ích từ nguồn nước, việc sử dụng nguồn nước rộng rãi là một đặc điểm trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Trước giữa thế kỷ 19, người Nhật ngăn cấm việc giết hại động vật. Tuy nhiên, sau khi chính phủ mở cửa vào năm 1854, các món thịt và sản phẩm từ bơ sữa được dần chấp nhận và trở nên phổ biến. Sukiyaki và shabu shabu cùng các món làm từ thịt Wagyu (bò Nhật) là những món ăn được tạo ra sau này và rất nổi tiếng trên thế giới.

Dù văn hóa ẩm thực có thịt đã xuất hiện từ giữa thế kỷ 19, nhưng ẩm thực truyền thống của Nhật gồm cơm, cá, và rau – những sản vật được xem là quà tặng của thiên nhiên.

Nguyên liệu tươi sống

Đặc trưng truyền thống của ẩm thực Nhật là thưởng thức hương vị của thức ăn còn tươi sống mà không sử dụng nước xốt có mùi vị mạnh. Điển hình là Sashimi (các lát cá sống) và sushi (cơm trộn giấm cuộn cá sống). Sashimi được sinh ra bởi việc cắt cá tươi, độ tươi của cá được thực hiện bằng nhiều phương pháp và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo hàng đầu.

Dao để cắt sashimi là loại dao đặc biệt được làm xiên một cạnh. Độ sắc của cạnh dao và kỹ năng cắt của đầu bếp sẽ bảo toàn các mô và giúp giữ lại hương vị của cá. Việc cắt cá tưởng như dễ dàng nhưng là một kỹ thuật đòi hỏi sự luyện tập kỹ lưỡng. Cách cắt sushi cũng tương tự, vì thế mùi vị của cá trong 2 món ăn này được đánh giá rất cao.

nguyên liệu tươi sống
Sashimi là món ăn đỉnh cao trong nghệ thuật chế biến và bài trí của ẩm thực Nhật. ( Ảnh: Internet )

Unami là một hương vị đặc trưng trong món Nhật, đem lại cảm giác ban đầu về các vị ngọt, chua, mặn, đắng. Cảm thụ về unami được xác nhận bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Thành phần chính của umami là axit glutamic, axit inosinic và axit guanyl, là các axit phổ biến trong tảo biển, thịt cá ngừ khô và nấm khô.

Nghệ thuật trình bày món ăn cũng rất được coi trọng trong ẩm thực Nhật Bản. Các món ăn được tráng trí rất đẹp mắt, kích thích sự ngon miệng. Đĩa và bát của Nhật Bản cũng rất phong phú về kích cỡ và hình dáng, đem lại sự hấp dẫn về thị giác và cảm giác phong phú cho người thưởng thức.

Cơm và canh miso

Thành phần cơ bản trong bữa cơm truyền thống của người Nhật bao gồm: cơm, canh miso, các món chính và đồ muối. Cơm là thành phần không thể thiếu và là trung tâm của bữa ăn. Cơm của người Nhật nấu từ loại gao dính Japonica có vị ngọt dịu đặc trưng và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, vì thế chỉ cần thêm vào một lượng protein nhỏ và chất béo là đã tạo nên một khẩu phần ăn đủ đầy. Canh thường được ăn nhấm nháp và chậm rãi suốt bữa ăn. Món canh yêu thích của người Nhật là canh miso, nấu từ miso kết hợp tôm, trai và các loại tảo biển. Cơm và canh thường được đựng trong bát trình bày thành một cặp cơ bản.

Ngoài cơm và canh, người Nhật chuẩn bị thêm 3 món phụ là: cá, rau và đồ muối. Người Nhật hiện đại giảm lượng cơm và tăng khẩu phần các món phụ lên. Đồ muối của người Nhật là rau hoặc củ quả được lên men, gồm nhiều loại khác nhau như: rau củ dầm cám, rau củ dầm muối, hoa quả dầm sakekasu (cặn rượu Nhật Bản). Rau được muối với định lượng phù hợp nhằm giảm lượng nước trong rau củ và tăng vị unami trong hương vị của chúng.

cơm canh miso
Bữa cơm truyền thống của người Nhật gồm cơm, canh miso và các món phụ. (Ảnh: Internet)

Đặc trưng trong cách ăn

Về thói quen dùng bữa, đặc trưng trong cách ăn của người Nhật là việc ăn luân phiên giữa cơm, canh và các món phụ. Đây là cách ăn uống hằng ngày của các gia đình. Tại nhà hàng, các món ăn được phục vụ dưới dạng kaiseki (phục vụ món theo mùa), sau đó cơm và canh miso thường được đem ra phục vụ cuối cùng.

Đũa (hashi) là dụng cụ để ăn chính của người Nhật. Đũa cá nhân của người Nhật được thiết kế rất đẹp mắt, thường làm từ gỗ và sơn nước bóng. Đũa của người Nhật mỏng hơn đũa của người Trung Quốc, rất tiện lợi để gắp những miếng nhỏ và tách các miếng lớn thành các miếng nhỏ hơn. Các món ăn trước khi được đem ra phục vụ cũng sẽ được cắt nhỏ hoặc được nướng mềm để thuận tiện cho việc gắp bằng đũa.

Thìa ít được sử dụng trong ẩm thực Nhật, vì thế canh miso thường được húp trực tiếp qua bát. Canh rất nóng nên người dân ở đây sẽ nhấm nháp từng chút một suốt bữa ăn. Cầm bát bằng 1 tay và uống trực tiếp là phép xã giao ở Nhật Bản.

Người Nhật xem việc chia sẻ bữa ăn là một phần quan trọng của việc thể hiện lòng hiếu khách. Vì vậy, không chỉ mùi vị của món ăn mà cả việc trình bày sáng tạo để tôn lên vẻ đẹp của các mùa. Việc chọn lựa nguyên liệu phù hợp với các loại đĩa có thể làm tăng vẻ đẹp của các mùa là điều cần chú ý. Việc trang trí phòng bằng hoa và sơn được lựa chọn để phù hợp với không khí của bữa ăn. Tất cả các yếu tố này cho thấy cách dùng bữa rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.

đặc trưng ẩm thực nhật bản
Đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật rất xem trọng cách bài trí món ăn. (Ảnh: Internet)

Để tỏ lòng biết ơn đối với chủ nhà, các vị khách sẽ cảm ơn trước và sau khi kết thúc bữa ăn, đây là những phép tắc cơ bản khi dùng bữa ở nhà, không chỉ bày tỏ sự biết ơn đối với người nấu mà còn với thiên nhiên đã ban tặng bữa ăn này.

Thành phần dinh dưỡng

Ẩm thực Nhật Bản cân bằng dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, vì thế mà tuổi thọ của người Nhật rất cao. Trà xanh và bánh Nhật cũng là những thức ăn giàu dinh dưỡng. Trong khi trà xanh chứa chất chống oxy hóa thì bánh ngọt do người Nhật làm không chứa bơ và kem, vì thế khẩu phần ăn của họ rất ít calo. Bánh và trà được phục vụ sau bữa ăn chính của người Nhật. Rượu sake và rượu gao Nhật cũng là những món khai vị ngon và hấp dẫn.

Kiến thức và ích lợi của thức ăn Nhật Bản được biết đến trên khắp thế giới. Số lượng nhà hàng Nhật Bản trên thế giới tăng lên nhanh chóng vì ẩm thực Nhật không chỉ tốt cho sức khỏe, thơm ngon và đề cao sự tương tác giữa chủ và khách. Chính phủ Nhật Bản đã thông qua Luật cơ bản giáo dục ẩm thực (Shoku-iku) vào năm 2005 nhằm duy trì thói quen ăn uống theo truyền thống, nhiều tổ chức phi chính phủ cũng tích cực hỗ trợ việc giáo dục giới trẻ trong việc lựa chọn thực phẩm thông minh.

Mỗi một vùng miền, quốc gia sẽ có những nét văn hóa đặc trưng riêng và kèm theo đó là những nguyên liệu, các món ăn đặc sắc. Nhắc đến Hàn Quốc chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến món KIM CHI, Nhật Bản bạn sẽ nghĩ đến món Sushi quen thuộc hay nhắc đến Việt Nam bạn sẽ nghĩ tới những món ăn ngon của Hà Nội.

Trong thời đại của thức ăn nhanh, tỷ lệ thừa cân và tiểu đường ngày càng tăng cao thì các món ăn giàu dinh dưỡng, ít chất béo và thói quen ăn uống lành mạnh của người Nhật rất đáng để các quốc gia khác học hỏi. NGHEBEP.COM hy vọng những thông tin về đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản đã cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.38 (16 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn