Gỏi Sứa

Cách làm gỏi sứa chua cay kích thích vị giác được giới thiệu ngay dưới đây sẽ giúp bạn có một món ăn hấp dẫn để chiêu đãi bản thân và gia đình. Sứa nổi tiếng là loại hải sản thơm ngon với vị dai giòn sần sật và một trong những món ngon không thể không nhắc đến đó chính là gỏi sứa.

món ăn gỏi sứa

Gỏi sứa là món ăn hấp dẫn vị giác người dung. Ảnh: Internet

Gỏi sứa là món khai vị hấp dẫn trong các bữa tiệc hay đơn giản là món ăn chơi kích thích vị giác. Với miếng sứa giòn sần sật thấm đẫm hương vị chua cay ngọt mặn hài hòa chắc chắn sẽ khiến bạn phải xiêu lòng. Sứa có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu rau củ khác nhau để tạo nên món gỏi đầy hấp dẫn. Hãy cùng Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu ngay nhé.

Nguyên liệu làm nộm sứa

  • 250g sứa đóng gói (có bán tại các siêu thị)
  • 250g tai heo ngâm chua ngọt
  • 1 quả khế
  • 1 trái chuối chát
  • ½ củ hành tây
  • ½ củ cà rốt
  • 50g rau thơm, rau quế
  • 1 muỗng cà phê mè rang
  • 1 muỗng cà phê tỏi băm
  • ½ muỗng cà phê ớt băm
  • Gia vị: tương ớt, muối, đường, giấm gạo, mắm

Cách làm gỏi sứa đơn giản

Bước 1: Sơ chế sứa làm gỏi

Sứa mua về rửa sạch, để ráo, sau đó đem chần sơ qua nước nóng. Chú ý, nhiệt độ nước tầm 90 độ C là tốt nhất, chần khoảng 1 phút thì trút ra rổ, để ráo nước. Bạn không nên chần sứa quá lâu vì nó sẽ làm sứa mất nước, teo lại, ăn không được giòn.

Sơ chế sứa với nước sôi

Sơ chế sứa với nước sôi. Ảnh: Internet

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào chén cùng với 1 muỗng cà phê đường và trộn đều lên.
  • Cà rốt cắt lát mỏng có thể tỉa hoa để món ăn đẹp mắt hơn. Sau đó, bạn cho cà rốt vào tô, đổ vào 4 muỗng canh đường, 3 muỗng canh giấm gạo và trộn đều lên.
  • Khế rửa sạch, cắt mỏng theo chiều dọc và cho ngâm cùng với cà rốt.
  • Chuối chát bào bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng theo chiều dọc, cho cùng với tô cà rốt, khế ở trên.
  • Rau thơm, rau quế nhặt kỹ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
  • Sau khi hành tây, khế, cà rốt, chuối chát thấm giấm, đường, bạn vắt thật ráo nước để món gỏi ngon hơn.

ngâm giấm đường

Sau khi ngâm giấm, đường, bạn nên vắt thật ráo rau củ. Ảnh: Internet

Bước 3: Cách làm nước xốt trộn gỏi

Cho vào chén 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh đường, 1/5 muỗng cà phê muối và khuấy đều để muối tan ra. Sau đó tiếp tục cho vào chén 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tỏi băm và 1 muỗng cà phê ớt băm và trộn đều lên.

Nước xốt trộn gỏi

Nước xốt trộn gỏi đậm đà góp phần lớn cho thành công của món ăn. Ảnh: Internet

Bước 4: Cách trộn gỏi sứa

Cho sứa đã sơ chế vào âu cùng với tai heo, sau đó khoảng ½ số nước xốt trộn gỏi vào và trộn đều lên.

Tiếp theo, bạn cho cà rốt, khế, hành tây, chuối chát vào cùng với phần nước xốt còn lại và trộn đều lên để các nguyên liệu thấm gia vị.

Khi nguyên liệu đã thấm đều gia vị, bạn cho rau thơm cùng với mè trộn đều lên lại 1 lần nữa là hoàn thành món ăn.

Trộn các nguyên liệu cho thấm

Trộn các nguyên liệu cho thấm gia vị. Ảnh: Internet

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Bạn cho gỏi ra dĩa, có thể cho thêm lá ngò rí lên trên để món ăn trông đẹp mắt hơn. Gỏi sứa có thể làm món khai vị hoặc ăn kèm với các bữa cơm gia đình đều rất hấp dẫn.

Một số lưu ý khi thực hiện làm gỏi sứa

  • Lượng tỏi, ớt băm bạn có thể gia giảm theo khẩu vị của gia đình.
  • Sứa khi đem trụng sơ bạn chú ý không dùng nước quá sôi để tránh làm sứa bị mất nước và độ giòn ngon tự nhiên.
  • Các nguyên liệu cần phải vắt thật ráo nước trước khi trộn gỏi để thành phẩm không chảy nước và quá chua.
  • Bạn có thể thêm hoa chuối bào để trộn cùng các nguyên liệu trên. Tuy nhiên, nếu sử dụng hoa chuối, sau khi bào xong bạn nên cho vào âu nước có pha ít cốt chanh để không bị thâm đen, rồi vớt ra để ráo nước.

Bạn còn bỏ sót thông tin nào về sứa?

Sứa biển là loại thực phẩm được dùng để chế biến nên nhiều món ăn như gỏi, lẩu, canh,… Sở dĩ như vậy là do sứa có nhiều tác dụng trong việc nhuận gan, phổi, tiêu đờm, chống ho, thanh nhiệt tốt cho cơ thể, mang lại sức khỏe dồi dào.

Dù có nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, tuy nhiên sứa vẫn là loại hải sản có nhiều độc tố khiến dị ứng. Do đó, khi sơ chế, bạn cần làm thật kỹ để loại bỏ các độc tố có thể gây đau đầu, đau bụng, chảy nước mắt, vã mồ hôi hoặc hôn mê, khó thở,… Và lời khuyên cho bạn là nên mua sứa được bày bán tại các quầy thực phẩm ở cửa hàng hoặc siêu thị.

Thịt sứa giòn ngon

Thịt sứa giòn ngon nhưng ẩn chứa nhiều độc hại nếu không được sơ chế kỹ. Ảnh: Internet

Với cách làm gỏi sứa từ Nghề Bếp Á Âu, bạn sẽ dễ dàng có ngay món ăn siêu độc đáo để thưởng thức cùng người thân và bạn bè. Tiếp theo, mời bạn tham khảo cách làm gỏi cá rô phi tại website của chúng tôi ngay nhé. Để học thêm nhiều cách chế biến các món gỏi khác, bạn có thể điền thông tin vào form đăng ký bên dưới để được tư vấn các khóa học phù hợp nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.24 (17 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn