Lẩu Thái Tomyum

Nếu bạn muốn đổi vị cho bữa ăn cuối tuần của gia đình thêm hấp dẫn hay làm mới thực đơn nhà hàng thì lẩu Thái tomyum chính là một gợi ý thú vị. Lẩu tomyum của xứ chùa vàng đã từng được kênh CNN bình chọn vào vị trí thứ 8 trong số 50 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Cùng Nghề Bếp Á Âu học cách làm lẩu Thái tomyum sao cho chuẩn vị nhất nhé!

Trong tiếng Thái, tom có nghĩa là canh hoặc súp, yum nghĩa là chua cay. Như vậy, tomyum là tên gọi chỉ món canh hay lẩu có vị chua cay của người Thái. Lẩu tomyum, thường được người Việt quen gọi là tôm dằm, là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau, đặc biệt trong số đó phải kể đến lá chanh Kaffir và nước cốt dừa. Hương vị chua nhẹ, cay nồng, thơm thơm của sả, thêm chút ngọt béo của nước cốt dừa sẽ khiến người thưởng thức như lạc vào “mê cung vị giác”. Đặc biệt, món lẩu tomyum dùng trong các bữa tiệc nhẹ hay bữa ăn thông thường đều rất thích hợp. Được xem là một trong nhứng món có trong khóa học nấu ăn ngắn hạn của chúng tôi và được nhiều học viên đăng kí tham gia. Cùng Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu chi tiết cách làm như thế nào nhé.

Lẩu tomyum Thái Lan
Lẩu tomyum Thái Lan được bình chọn vào top 8 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm lẩu thái Tomyum

  • 1 bộ xương gà để nấu nước dùng
  • 350 – 500gr tôm sú tươi, bỏ đầu, bỏ chỉ
  • 500gr sò
  • 500gram thịt bò (nếu thích) thái lát mỏng
  • 200ml nước cốt dừa
  • 10 – 15 lá chanh kaffir
  • 3 cây sả đập dập và cắt khúc
  • 1 củ riềng thái lát
  • 2 trái ớt băm nhuyễn
  • 2 nhánh tỏi, 1 củ hành tây băm nhuyễn
  • 2 trái cà chua bổ múi
  • 2 trái chanh vắt lấy nước cốt

Các gia vị đi kèm gồm:

  • 4 muỗng nhỏ súp tôm Thái
  • 2 muỗng ớt bột Thái
  • 2 – 3 muỗng nước mắm ngon
  • 1 muỗng cà phê bột nghệ
nguyên liệu nấu tomyum
Các nguyên liệu để làm lẩu Thái tomyum. (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên, các nguyên liệu tươi mua về bạn rửa thật sạch và thực hiện thái, cắt tương tự như phần chuẩn bị nguyên liệu đã hướng dẫn.

Bước 2: Nấu nước dùng

  • Lẩu tomyum khi dùng sẽ cảm nhận được vị ngọt rất tự nhiên nơi cổ họng, đó là do nước hầm gà tiết ra.
  • Bộ xương gà mua về bạn đem rửa sạch, luộc qua một nước để loại bỏ cặn và giúp nước trong hơn, sau đó sử dụng lại xương gà đó và hầm với nước thứ hai trong khoảng 30 – 45 phút.

Bước 3: Các bước chế biến lẩu Thái

Tiếp theo, bạn tiến hành sơ chế qua các nguyên liệu như sau trong quá trình chờ nước hầm gà:

  • Bắc chảo lên bếp đun nóng với 1 – 2 muỗng ăn dầu ăn, sau đó đổ hành, tỏi, sả băm vào phi thơm cho thật vàng.
  • Sau đó, tiếp tục cho cà chua bổ múi, ớt băm, riềng thái lát và sả cắt khúc vào xào cùng. Đảo đều tay cho đến khi cà chua nhuyễn mịn là được. Trong quá trình xào, nếu cảm thấy hơi khô, bạn có thể cho thêm 1 muỗng nước dùng gà đang hầm vào và xào cho đến khi cạn nước là được.
  • Sau khi hầm gà đủ thời gian, bạn trút toàn bộ phần hỗn hợp đã xào chín ở phía trên vào nồi.
  • Tiếp đó, bạn cho nước cốt dừa và lá chanh, bột nghệ vào cùng.
  • Chờ cho nước sôi trở lại, cho tôm, sò, thịt bò, nước cốt chanh, súp tôm, ớt bột và nước mắm vào. Nêm nếm gia vị lại lần cuối cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức lẩu tomyum

  • Tomyum ngon nhất khi ăn lúc nước đang sôi sùng sục, trụng thêm rau, nấm và chan cùng với bún. Vị thơm, đắng của lá chanh Thái hòa quyện vào súp tôm và nước cốt dừa làm nên hương vị rất khác biệt cho món lẩu chua cay này đấy.
Cách làm lẩu Thái tomyum
Cách làm lẩu Thái tomyum không quá khó để bạn tự chế biến tại nhà. (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi nấu lẩu tomyum Thái Lan:

  • Tất cả các nguyên liệu Thái như lá chanh Kaffir, súp tôm hay ớt bột hoàn toàn có thể mua tại siêu thị vì được bán rất phổ biến và giá cả cũng tương tự như nhiều loại gia vị Việt Nam khác
  • Khi cho lá chanh Kaffir vào nồi nước dùng gà, bạn tước bỏ phần gân và chỉ cho vào nồi phần lá đã rửa sạch thôi nhé.
  • Lẩu tomyum thường có nước cốt dừa giúp nước béo và vị ngọt đậm hơn. Tuy nhiên, nếu không thích bạn có thể không cho nước cốt dừa vào cùng, thay vào đó có thể nêm một chút hạt nêm cho nước dùng vừa miệng hơn.

Cách làm lẩu Thái tomyum không quá khó để thực hiện đúng không nào? Những ngày cuối tuần rảnh rỗi, cả nhà cùng ngồi quây quần bên nồi lẩu nóng hổi, thường thưởng thức, vừa xuýt xoa vị chua cay ngọt béo của tomyum thì còn gì tuyệt bằng. Chúc bạn có bữa ăn thật ngon và vui vẻ bên gia đình và người thân với món lẩu tomyum lạ miệng, hấp dẫn nhé! Đăng kí tư vấn ngay để được những ưu đãi hấp dẫn khi học lớp này nhé.

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm lẩu ếch chuối đậu tại website của chúng tôi ngay nhé.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 3.73 (30 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn