Mì Căn

Mì căn là một loại thực phẩm khá quen thuộc và không thể thiếu đối với những người ăn chay thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên liệu này. Vậy mì căn là gì? Cách làm mì căn như thế nào? Hãy cùng Trường Học Nấu Ăn – Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Mì căn là gì?

Mì căn hay còn được gọi là Seitan, là nguyên liệu chính để tạo nên các món chay. Mì căn có nguồn gốc từ Nhật Bản và thường được dùng để thay thế thịt. Nó được tạo nên từ bằng cách cho bột mì nhào với nước, sau đó loại bỏ phần tinh bột, giữ phần đạm còn lại. Tiếp theo, đem phần đạm này luộc hoặc hấp lên là hoàn thành. Mì căn thường được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Á để tạo nên các món chay đa dạng.

Thông thường, mì căn được chế biến bằng phương pháp chiên vàng rồi xé nhỏ hoặc dùng trộn các món gỏi, bì chay chiên sả; xào với các loại rau củ… Do mì căn có độ dai và dễ thấm gia vị, không bị nát khi nấu trong thời gian dài, nên mì căn cũng rất được ưa chuộng khi nấu các món hầm, cà ri, phá lấu, xá xíu…

mì căn là gìMì căn được làm từ bột mì và là nguyên liệu chính để tạo nên các món chay (Ảnh: Internet)

2. Cách làm mì căn tại nhà an toàn, đơn giản

Hiện nay, mì căn được bày bán phổ biến trong các cửa hàng hoặc chợ, nhưng độ an toàn và chất lượng của sản phẩm thì không thể kiểm chứng được. Do đó, bạn có thể tự thực hiện nguyên liệu này tại nhà theo cách làm sau đây:

Nguyên liệu làm mì căn

  • 500g bột mì
  • Nước
  • Muối

Cách làm mì căn tại nhà đơn giản

Bước 1: Bột mì bạn đem ngâm với 300ml nước và muối trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tiếp theo, dùng tay nhào đến khi bột mịn.

Bước 2: Tiếp đến, bạn cho khối bột vào nước lạnh, rồi nhào thật mạnh tay. Ở giai đoạn này, bạn lưu ý nhào đến khi nước bột chuyển từ đục thành nước vừa trong là được.

Bước 3: Khi bột được nhào xong, bạn chia bột thành từng viên lớn, nhỏ tùy ý. Tiếp theo, bạn lộn ngược bột từ trong ra ngoài và se thành thanh dài, rồi đặt lên 1 miếng vải hoặc gạc. Tiếp đến, bạn gói kín bột rồi dùng dây hoặc chỉ quấn chặt lại.

Bước 4: Bạn đem bột luộc trong khoảng 15 – 30 phút, đến khi bột chín thì bạn vớt ra và cho ngay vào nước lạnh để mì căn nguội và dai giòn. Sau đó, để mì căn thật ráo là bạn có thể sử dụng được rồi đấy!

3. Mì căn có tốt cho sức khỏe hay không?

Mì căn không phải là protein hoàn chỉnh

Lý do mì căn có thể thay thế cho thịt là do chúng có chứa protein, nhưng hàm lượng protein của 2 loại nguyên liệu này không ngang nhau. Không giống như thịt, mì căn không chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cần thiết cho cơ thể duy trì hoạt động. Do đó, nếu chỉ ăn mì căn trong thời gian lâu dài sẽ khiến cho cơ thể thiếu hụt các acid amin cần thiết.

cách làm mì cănTuy mì căn được sử dụng khá rộng rãi
nhưng nó không
thực sự là một thực phẩm bổ dưỡng đối với tất cả mọi người (Ảnh: Internet)

Mì căn hoàn toàn là gluten

Do mì căn được tạo nên chủ yếu từ bột mì, nên thành phần của mì căn hoàn toàn là gluten lúa mì. Trong khi đó, gluten chính là “kẻ thù” của những người mắc bệnh Celiac, do đó mì căn thực sự không tốt với những bệnh nhân mắc bệnh Celiac.

Mì căn là thực phẩm chứa nhiều natri

Đa số các sản phẩm mì căn trên thị trường thường có hàm lượng natri cao gây ra tình trạng tăng huyết áp và một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, bạn có thể sử dụng các lọa rau củ để thường xuyên thay đổi trong bữa ăn hoặc tự tay làm mì căn để đảm bảo sức khỏe.

Với những thông tin trên đây, hy vọng rằng Nghề Bếp đã đem đến cho các bạn các kiến thức hữu ích về mì căn. Hãy cùng chờ đón những bài viết tiếp theo trên nghebep.com, bạn nhé! Đọc thêm bài viết: Phù Trúc Là Gì Và Hướng Dẫn Làm Phù Trúc Ngon Nhất

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.05 (21 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn