3 xu hướng kinh doanh ẩm thực

Thói quen ăn uống của người tiêu dùng thay đổi đang làm xáo trộn ngành kinh doanh thực phẩm, từ các công ty thực phẩm đóng gói tới siêu thị hay nhà hàng. Trong bối cảnh đó, những xu hướng dưới đây được dự báo sẽ góp phần định hình lại thị trường tiêu thụ thực phẩm trong năm 2020.

Làn sóng M&A của các công ty sản xuất thực phẩm

M&A là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A được hiểu là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Các thương vụ M&A
Các thương vụ M&A được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. (Ảnh: Internet)

Các doanh nghiệp mới nổi trong lĩnh vực F&B đang dần lấy bớt thị phần và không gian cửa hàng khỏi tay các công ty lớn, do xu người tiêu dùng hiện nay yêu thích thức ăn đặc sản và sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Làn sóng các tập đoàn lớn tiếp tục mua lại các doanh nghiệp mới nổi nhằm tìm kiếm tăng trưởng hoặc tiết kiệm chi phí được dự đoán tiếp tục trở nên mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Theo Dealogic ghi nhận, ba trong số các giao dịch M&A hàng đầu ở Mỹ năm 2018 đều đến từ lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

Thương vụ lớn nhất là nhà sản xuất K-Cup, Keurig Green Mountain, mua lại hãng nước ngọt Dr Pepper Snapple với giá 19 tỉ đô la Mỹ. Những nhãn hiệu nhỏ bị các công ty thực phẩm đóng gói lớn “thâu tóm” trong những năm gần đây có thể kể đến hãng bò khô Krave do Hershey’s mua lại, hãng súp hữu cơ Pacific Foods – Campbell Soup mua lại và hãng sản xuất thanh protein RXBAR bị mua lại bởi Kellogg’s. Lý do khiến các công ty lớn vội vã mua lại các doanh nghiệp này chính là từ năm 2013, hơn 10 tỉ đô la Mỹ doanh số ngành thực phẩm đóng gói đang chuyển từ tay các doanh nghiệp lớn sang doanh nghiệp nhỏ, theo nghiên cứu mới nhất của IRI công bố vào đầu tháng 10 năm nay.

Xu hướng ăn tại nhà ngày càng được ưa chuộng

Theo nghiên cứu của NPD Group, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng ăn tại nhà, nhưng không phải vì lý do tiết kiệm hay thích nấu ăn, mà vì những lý do như: làm việc tại nhà, nhu cầu dùng bữa thoải mái và tránh xa chỗ công cộng ồn ào, truyền thông trực tuyến, hay luyện tập Hygge – lối sống theo đuổi sự an yên của người Đan Mạch đang rất thịnh hành gần đây.

xu hướng ăn tại nhà
Ngày càng có nhiều người thích dùng bữa tại nhà hơn ăn tại nhà hàng. (Ảnh: Internet)

Cùng với xu hướng đó, nhu cầu dùng bữa tại nhà gia tăng. Trong chín tháng đầu năm 2018, hoạt động ăn uống tại nhà hàng đang chững lại so với cuối năm trước, chiếm 37% tổng lượt đến nhà hàng. Mặt khác, các lượt khách đến nhà hàng mua đồ về ăn tại nhà lại tăng 2% và dần chiếm đến 32%. Người trưởng thành độc thân có thu nhập từ 100.000 đô la Mỹ trở lên thường có nhu cầu cao trong việc mua đồ ăn về nhà, gia đình và nhóm năm người trở lên cũng chiếm 31% bữa ăn giao về nhà, NPD cho biết.

Trong khi đó ở lĩnh vực cửa hàng bán lẻ thực phẩm, số người đặt thức ăn chuẩn bị sẵn hoặc có thể ăn liền ở siêu thị và cửa hàng tiện lợi bao gồm Kroger và 7-Eleven đã tăng gấp đôi.

Với những người muốn nấu nướng nhưng cũng muốn tiện lợi, các loại thức ăn làm sẵn để nấu bày biện dày đặc trên kệ siêu thị và tại các cửa hàng bán lẻ tiện lợi. Không khó khăn để tìm thấy các món ăn đông lạnh, được làm sẵn đa dạng từ cơm, phở, cháo, bánh mì… bày bán rất nhiều tại hàng loạt tại các cửa hàng tiện lợi Circle K, Family Mart, B’smart, 7Eleven phục vụ khách hàng có nhu cầu ăn ngay tại nhà bất kể ngày tháng, giờ giấc. Tình hình này cũng thúc đẩy sự mở rộng không ngừng của các cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn và khu dân cư.

Giao hàng là động lực tăng trưởng

Khi lối sống bận rộn trở thành điểm chung của người tiêu dùng, các bữa ăn giao tới nhà và chỗ làm đã trở thành dịch vụ cơ bản quan trọng nhất của ngành kinh doanh thực phẩm. Theo nghiên cứu của TDn2K công bố trong tháng 12, lượng khách tới nhà hàng sụt giảm trong ít nhất 3 năm qua. Nghiên cứu của TDn2K cho biết khách đến nhà hàng đang bị ảnh hưởng do cạnh tranh gia tăng từ các quán ăn nhỏ, cửa hàng tiện lợi và tạp hóa có cung cấp các phần đồ ăn liền.

giao hàng tận nhà
Xu hướng ăn tại nhà thịnh hành hơn là điều kiện cho các công ty giao hàng phát triển. (Ảnh: Internet)

Khi lưu lượng khách đến sụt giảm, các nhà hàng bắt đầu tham gia vào cuộc đua giao thức ăn tới nhà. Chuỗi cà phê Starbucks khi đối mặt với doanh số tăng trưởng chậm lại ở Mỹ đã khởi động dịch vụ giao hàng như các chuỗi McDonald’s, KFC bằng cách: cung cấp dịch vụ giao hàng Starbucks Delivers thông qua ứng dụng Uber Eats tại gần 1/4 cửa hàng Starbucks ở Mỹ, bắt đầu triển khai từ đầu năm sau. CEO của McDonald’s, ông Steve Easterbrook hồi tháng cho biết “giao hàng đang ngày càng trở thành đóng góp có ý nghĩa vào tăng trưởng doanh số của công ty.”

Doanh số toàn ngành giao hàng có thể đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 20% vào năm 2030, lên 365 tỉ đô la Mỹ trên toàn cầu, theo báo cáo của UBS. Thị trường giao thức ăn tăng trưởng đồng nghĩa đem lại sự phát triển cho các công ty giao hàng như Uber Eats và DoorDash. Uber Eats được cho là có giá trị lên tới 20 tỉ đô la Mỹ, trong khi DoorDash có giá trị vào khoảng bốn tỉ đô la Mỹ sau khi huy động thêm 250 triệu đô la Mỹ vào tháng Tám. Tại Việt Nam, giao hàng nhanh cũng thúc đẩy các công ty công nghệ trong lĩnh vực F&B liên tục mở rộng, cạnh tranh và phát triển để giành lấy ưu thế trên thị trường.

Cuối năm 2018, thị trường giao đồ ăn nhanh tận nhà tại Việt Nam chứng kiến cuộc đua ngoạn mục giữa các công ty công nghệ: Now Delivery, Grabfood, Go-Viet, Vietnamm, Lala… với lựa chọn đa dạng, khuyến mãi hấp dẫn và chi phí tiết kiệm thu hút một lượng lớn người sử dụng. Khách hàng của họ phần lớn là sinh viên, dân văn phòng sống tại các thành phố lớn và các khu vực lân cận – những người không có nhiều thời gian để nấu nướng và muốn tiết kiệm thời gian cho các hoạt động khác trong cuộc sống. Chỉ cần ngồi một chỗ với vài thao tác đơn giản trên màn hình của các thiết bị thông minh, thức ăn được giao đến tận nhà mà không phải đội nắng đội mưa đi mua. Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam hiện tại có giá trị khoảng 33 triệu USD và dự báo sẽ vượt ngưỡng 38 triệu USD vào năm 2020.

Xu hướng kinh doanh ẩm thực thay đổi thì chắc chắn một điều xu hướng tham gia các chương trình dạy học nấu ăn cơ bản và chuyên nghiệp cũng thay đổi. Bạn có thể nhanh tay để tận dụng cơ hội này. Chúc bạn thành công với một năm nhiều biến động nhé.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.73 (11 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn