Atiso là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vô cùng quen thuộc đối với nhiều chị em nội trợ. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chỉ biết đến Atiso với công dụng làm mát gan và thanh nhiệt mà không hề biết, thực phẩm này còn có rất nhiều công dụng thần kỳ khác. Cùng với chuyên mục Kiến thức về ẩm thực của Nghề Bếp Á Âu khám phá Atiso Là Gì? Uống Atiso Có Tác Dụng Như Thế Nào nhé?
Atiso là gì?
Atiso là loại cây lá gai, thường cao khoảng 1.5 đến 2 mét, sống rất lâu năm và có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải). Ở những thập kỷ trước đây, người cổ Hy Lạp và cổ La Mã thường trồng cây Atiso để lấy hoa chế biến thành món ăn. Đến hiện nay, Atiso trở thành thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi không chỉ thơm ngon mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Atiso có tác dụng gì?
Trong đông y, Atiso được coi là thần dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Lá cây Atisô được dùng đề điều trị bệnh phù, thấp khớp và có tác dụng lợi tiểu. Ngoài việc dùng hoa và lá để ăn, Atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa các bệnh suy gan thận, thông mật, sưng khớp xương, viêm thận cấp và mãn tính. Ngoài ra, người ta cũng còn dùng thân và rễ Atisô để thái mỏng, phơi khô nhằm sử dụng và chữa bệnh như lá.
Trong Atisô có chứa các chất khoáng như phospho, mangan, sắt và các vitamin: B1, B2, C, A, cung cấp 50 – 75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, bổ dưỡng tăng lực, lợi gan mật, lợi tiểu, trợ tim, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ.
Ngoài ra, trong dân gian, lá Atiso khô hoặc tươi được đem nấu cao lỏng hoặc sắc thành cao để chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), sưng khớp xương, thận viêm cấp. Đặc biệt, thuốc còn có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
Đối với người bệnh gan, Atiso được coi là bài thuốc quý hiếm bởi nó có khả năng làm sạch hiệu quả các độc tố trong gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan yếu hay khoẻ, tiêu hoá tốt hay không. Do đó, Atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Atisô giúp cho da của bạn trở nên mịn màng và tươi sáng, ít bị mụn và khô ráp hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, rất hiếm gặp trường hợp dị ứng với Atisô. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc thường xuyên với Atisô thì đôi khi sẽ bị dị ứng. Các chuyên gia đông y cảnh báo rằng, người dùng không nên lạm dụng nguồn rau và trà từ cây Atisô. Bởi vì, nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ do Atisô gây ra như co thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, hại gan, cơ thể mệt mỏi, bụng bị trướng. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn chỉ nên sử dụng atiso từ 10 – 20 gram sắc với nước nếu dùng tươi và khoảng 5 – 10 gram nếu dùng khô. Hoặc nếu dùng trà đóng gói, bạn cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.
Từ Atiso bạn có thể chế biến nên rất nhiều món, chẳng hạn như: canh hoa Atiso nấu cùng giò heo, hoa Atiso xào lòng mề, thân Atiso nấu canh sườn non, Súp Atiso với thịt gà… Bạn hãy tranh thủ những ngày rãnh rổi, nấu những món ăn bổ dưỡng này để chăm sóc thật tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình mình nhé. Hy vọng, những thông tin về Atiso do Nghề Bếp Á Âu cung cấp trên đây bổ ích với bạn! Tham khảo: Kem Béo Thực Vật Là Gì? Công Dụng Của Nó Như Thế Nào?
Ý kiến của bạn