Gạo Lứt

Gạo lứt là thực phẩm dinh dưỡng được rất nhiều người quan tâm bởi những lợi ích tích cực mà nó mang lại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, sẽ có một số người không biết gạo lứt là gì cũng như những công dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này. Trong bài viết dưới đây, Nghề Bếp Á Âu sẽ cung cấp tất tần tật mọi thông tin để giúp bạn hiểu hơn về gạo lứt nhé!

gạo lứt

Gạo lứt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Tùy vào vùng miền mà gạo lứt có các tên gọi khác nhau như gạo lật hay gạo rằn. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe nên ngày nay, loại gạo này rất được nhiều người ưa chuộng để thay thế cho các loại gạo trắng. Đặc biệt là với những ai đang ăn kiêng hoặc theo đuổi chế độ “ăn sạch”, gạo lứt càng được xem là loại thực phẩm hoàn hảo không thể thiếu trong các bữa cơm hằng ngày.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay xát để loại bỏ lớp vỏ trấu, giữ nguyên lớp vỏ cám với nhiều sinh tố và nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Như vậy, có thể hiểu nếu tăng mức độ xay xát, gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng thông thường.

Gạo lứt có phải gạo nếp cẩm hay không?

Tuy có nhiều điểm tương đồng về mặt hình thức và dinh dưỡng, nhưng gạo lứt và gạo nếp cẩm là hai loại khác nhau. Gạo lứt thường được dùng để nấu như cơm và ăn hằng ngày, còn gạo nếp cẩm sẽ được dùng trong chế biến các món như xôi, bánh, chè,…

Các loại gạo lứt

Gạo lứt nếp

Gạo lứt nếp bao gồm các loại như: gạo nếp than, nếp ngỗng, nếp hương, nếp Thái Bình hay gạo nếp nguyên cám của giống nếp cái hoa vàng. Có thể bạn chưa biết, đây cũng chính là nguyên liệu để tạo nên loại rượu nếp cái hoa vàng vô cùng nổi tiếng.

Gạo lứt nếp

Gạo lứt nếp. Ảnh: Internet

Gạo lứt tẻ

Các loại gạo trắng thông thường chỉ được xay bỏ lớp vỏ trấu sẽ được gọi là gạo lứt tẻ.

Gạo lứt tẻ dễ ăn

Gạo lứt tẻ được cho là dễ ăn. Ảnh: Internet

Gạo lứt đen

Đây là loại gạo chứa hàm lượng đường vô cùng thấp, nhiều xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe nên rất được nhiều người ưa chuộng tiêu thụ để phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.

Gạo lứt đen

Gạo lứt đen được đánh giá là siêu dinh dưỡng. Ảnh: Internet

Gạo lứt đỏ

Đây là loại gạo được nuôi trồng tự nhiên không phun thuốc trừ sâu, tăng trưởng, chỉ trải qua quá trình xay xát là được cho vào túi và ép chân không để tiêu thụ ngoài thị trường.

Do được trồng theo phương pháp sạch nên gạo lứt đỏ rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người theo chế độ Eat Clean lựa chọn bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Gạo lứt đỏ

Gạo lứt đỏ được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Internet

Tác dụng của gạo lứt

Gạo lứt được đánh giá rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe của con người, cụ thể:

  • Với hàm lượng selenium cao, gạo lứt sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp.
  • Một chén gạo lứt sẽ cung cấp 80% nhu cầu mangan hằng ngày, rất tốt cho sức khỏe.
  • Gạo lứt có nhiều chất béo lành mạnh, giúp cân bằng nồng độ cholestrerol, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp và làm giảm các mảng bám trong động mạch.
  • Đặc biệt, gạo lứt giàu chất xơ nên sẽ có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa ung thư đại tràng, táo bón, giúp nhuận tràng và lợi tiểu.
  • Bên cạnh đó, gạo lứt còn được biết đến như loại thực phẩm thần kỳ trong việc giảm cân, duy trì vóc dáng hiệu quả.

tác dụng của gạo lứt

Gạo lứt có nhiều tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe. Ảnh: Internet

Các món ăn dễ làm từ gạo lứt

Cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt thường được dùng cho người gầy, suy dinh dưỡng và có tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Cách nấu món ăn này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, cà rốt, khoai tây, tất cả đem đi ngâm và làm sạch, riêng cà rốt, khoai tây bạn nên cắt hạt lựu nhé! Sau đó cho vào nồi hầm đến khi chín nhừ là được.

cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt là món ăn  phù hợp với nhiều đối tượng. Ảnh: Internet

Sữa gạo lứt

Ngoài sữa bò, sữa đậu nành, ngũ cốc,… thì sữa gạo lứt cũng là loại thức uống được nhiều người ưa chuộng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Để nấu loại sữa này, bạn cần chuẩn bị gạo lứt, đem rang nứt và nấu cho chín mềm. Tiếp tục xay nhuyễn gạo lứt vừa nấu chín, sau đó dùng rây lọc để lấy nước. Tiến hành nấu sữa tươi, đường phèn cùng phần nước gạo lứt đã lọc đến khi sôi 5 – 10 phút là được.

sữa gạo lứt

Thay vì ăn, bạn có thể uống sữa gạo lứt để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh: Internet

Ăn gạo lứt như thế nào để giảm cân?

Bữa sáng

– 1 ly sữa ngũ cốc 250ml gồm: bột gạo lứt, mè đen, bột hạt sen đã giã nhuyễn trộn cùng sữa tươi không đường hoặc có đường tùy vào sở thích của bạn.

– 1 chén cơm gạo lứt muối mè và 1 chút rau củ luộc.

Bữa trưa

– 1 – 2 chén cơm gạo lứt muối mè

– Rau củ luộc, xào hoặc nấu canh. Nhưng bạn lưu ý là giảm cân thì cần nấu nhạt, không nên cho gia vị quá đậm nhé.

– Nếu trong quá trình tập thể thao, bạn hãy ăn thêm 1 – 2 quả trứng gà luộc là tốt nhất.

Bữa tối

– 1 chén cơm gạo lứt muối mè, ăn cùng canh cà rốt hoặc bí đỏ đều phát huy tác dụng.

So sánh gạo lứt và gạo trắng

Theo nghiên cứu cho biết, việc xay xát gạo lứt để trở thành gạo trắng sẽ làm mất đi 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6 cùng rất nhiều khoáng chất khác. Cho nên, nếu xét về hàm lượng dinh dưỡng, gạo lứt sẽ tốt cho sức khỏe hơn nhưng kèm theo đó, nó sẽ khó ăn và cần nhiều thời gian chế hơn so với những loại gạo trắng thông thường.

Cách bảo quản gạo lứt đơn giản tại nhà

Khi mua gạo lứt bạn nên đến những cửa hàng, đại lý uy tín và chọn những túi gạo được đóng gói đúng quy định. Theo đó, bạn nên mua túi gạo có khối lượng nhỏ để ăn dần, không nên mua nhiều để tránh tình trạng gạo để lâu sẽ bị ẩm, mốc. Gạo mua về bạn nên cho vào lọ thủy tinh, đóng chặt nắp và bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo như các loại ngũ cốc khác để giữ gạo được sạch, chất lượng lâu nhất có thể.

bảo quản gạo lứt đúng cách

Bảo quản gạo lứt đúng cách để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ảnh: Internet

Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt

  • So với gạo trắng, gạo lứt có cách chế biến tốn nhiều thời gian hơn khi phải ngâm trước khi nấu. Bên cạnh đó, hàm lượng nước để nấu cũng phải nhiều hơn để gạo có thể mềm và dễ ăn.
  • Khi ăn gạo lứt, bạn nên nhai thật kỹ để tránh tình trạng bị khó tiêu.
  • Tuy có nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, bạn cần ăn gạo lứt với khẩu phần hợp lý. Đặc biệt là với trẻ em, người già và phụ nữ có thai hay đang cho con bú, không nên lạm dụng quá nhiều gạo lứt mà phải biết cân bằng dinh dưỡng bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm tốt khác nhau.

Gạo lứt bán ở đâu? Giá bao nhiêu?

Với mức độ phổ biến của gạo lứt, ngày nay, bạn dễ tìm mua nó tại các siêu thị, cửa hàng hay đại lý gạo,… với mức giá mỗi loại dao động từ 30.000 – 100.000đ/kg.

Hy vọng với những chia sẻ của Nghề Bếp Á Âu, bạn sẽ hiểu gạo lứt là gì cũng như những công dụng, cách sử dụng và bảo quản gạo đúng cách. Ở bài viết tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết gạo tẻ là gì ngay nhé. Nếu bạn muốn học thêm bí quyết chế biến các món ngon từ gạo lứt, hãy điền thông tin đăng ký vào form bên dưới, hoặc liên hệ số điện thoại 0236 3953 988 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn khóa học phù hợp nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.6 (15 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn