Tương hột là một trong những loại tương khá độc đáo của Việt Nam. Cùng được chế biến từ một nguyên liệu nhưng tương hột có hương vị khác biệt so với nước tương. Vậy tương hột là gì, nó được làm từ nguyên liệu nào và cách chế biến như thế nào?
Cùng tham khảo bài viết của Chuyên mục Kiến Thức Ẩm Thực để tìm hiểu về tương hột nhé
Tương hột là gì?
Tương hột là món gia vị, nước chấm thường được sử dụng trong các bữa ăn của người Việt. Loại tương này có thể dùng nấu các món chay, món mặn hay pha chế làm thành các nước chấm vừa đơn giản lại ngon miệng.
Tương hột được chế biến từ hạt đậu nành ngâm mềm, nấu chín, đem ủ chờ lên men nhờ mốc bắp hoặc nếp, ngâm trong nước muối rồi đem phơi nắng cho đến khi đậu nành lên men chuyển sang màu nâu đỏ. Sau đó, nêm thêm đường đã thắng kỹ vào để tương dịu đi và tiếp tục phơi nắng thêm vài tuần nữa là xong. Lúc này, tương hột sẽ có mùi đặc trưng của tương, vị mặn ngọt vừa ăn, hạt tương màu nâu đỏ đẹp mắt, còn nguyên hạt mềm nhưng không nát.Trong khóa học nấu ăn chuyê n nghiệp của Nghề Bếp Á Âu cũng sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn những kiến thức về ẩm thực nhé
Cách làm tương hột
Mặc dù cách làm tương hột đã được giới thiệu qua ở trên nhưng để làm ra được hương vị chính tông, bạn cần một công thức hoàn chỉnh. Vì vậy, các bạn tiếp tục theo dõi bài viết để lưu lại công thức làm món tương hột nhé.
Nguyên liệu
- Hạt đậu nành: 1,5 kg
- Đường thốt nốt: 2 kg
- Muối: 200 gram
- Thính đậu nành: 100 gram
- Bột gạo lứt hoặc bột gạo nếp, bột bắp: 100 gram
- Hũ (keo) đựng tương
Cách làm tương hột
Bước 1: Nhặt hạt lép, hạt thối, rửa sạch ngâm nước một đêm rồi xả nước. Xúc riêng ra 2 chén để làm thính. Keo (hũ) rửa sạch phơi khô ráo.
Bước 2: Cho đậu đã ngâm vào nồi cơm điện nấu 2 giờ 30 phút cho hạt đậu thật mềm.
Bước 3: Chuyển đậu sang nồi 12 lít, cho muối, 7 chén nước (khoảng 1,5 lít nước) đun lửa liu riu 1 giờ 30 phút.
Bước 4: Đặt chảo lên bếp, đổ 2 chén đậu đã để riêng lúc này vào rang lên hoặc cho vào lò nướng chừng 3 phút. Khi đậu vàng thì các bạn mang xay khô thành thính. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu muốn tiết kiệm thời gian bằng cách mua bột thính bán sẵn ngoài chợ.
Bước 5: Đổ thính vào nồi tương đảo đều, tiếp tục đun sôi lại lần nữa cho thính nở ra và lên hương.
Bước 6: Tiếp đó, bạn cho thêm bột gạo lứt hoặc bột gạo nếp, bột bắp một lượng vừa đủ để tương được sánh mịn. Cuối cùng, bạn cho tất cả tương vào hũ (keo) phơi 10 nắng (10 ngày).
Có thể bạn quan tâm: Tương Đen Là Gì? Cách Làm Tương Đen Đậm Đà, Sánh Quyện Tại Nhà
Các món ăn kèm với tương hột
Có tương hột, các bạn có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau như cá chiên xốt tương hột. Với món này, bạn chỉ cần chiên cá vàng rồi thêm chút gia vị vào tương và cho vào trong chảo cá rim đến khi cá thấm gia vị. Hoặc bạn có thể làm món thịt kho tương hột cho bữa cơm thêm đậm đà… Ngoài ra, tương hột thường được sử dụng làm nước chấm cho các món như gỏi cuốn, rau luộc, đậu hũ…
Với các thông tin và công thức chế biến tương hột ở trên, nghebep.com hy vọng rằng bạn có thể thực hiện thành công món tương hột hương vị chính tông.
Ý kiến của bạn