Chả Cốm

Nói về đặc trưng của ẩm thực miền Bắc, không thể không nhắc đến chả cốm – món ăn được kết hợp từ cốm, giò sống, thịt nạc xay mang đến hương vị vô cùng mới lạ và khác biệt. Cách làm chả cốm không quá cầu kỳ, chỉ cần một chút khéo léo khi lựa chọn nguyên liệu và thực hiện là bạn dễ dàng có ngay món ngon để thưởng thức cùng mọi người!

chả cốm

Chả cốm là món ăn đặc sản của Hà Nội. Ảnh: Internet

Giá trị dinh dưỡng của chả cốm

Cốm tươi là nguyên liệu chính của món chả cốm và nó rất giàu chất xơ, giúp kích thích khả năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón và đầy bụng hiệu quả. Bên cạnh đó, chả cốm còn cung cấp lượng protein cao từ trong thịt nạc và giò sống cùng các axit amin thiết yếu tốt cho sự phát triển của cơ thể.

Nguyên liệu làm chả cốm

  • 50g cốm dẹp
  • 100g thịt xay
  • 150g giò sống
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • Hành tím, tỏi, băm nhuyễn
  • 1 ít ngò đã làm sạch, cắt nhỏ
  • Gia vị: Nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu xay…

Cách làm chả cốm ngon đúng chuẩn Hà Nội

Bước 1: Xử lý giò sống

Giò sống mua về bạn trộn đều với thịt nạc xay, tỏi, hành tím băm cùng 1 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh đường.

Bước 2: Trộn cốm

Trộn đều cốm dẹp với lòng đỏ trứng gà. Tiếp tục cho giò sống, thịt xay, đã trộn ở bước 1 vào cùng ngò cắt nhỏ và 5g hạt nêm, 5g tiêu vào, bóp đều tay để các nguyên liệu tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.

Trộn đều các nguyên liệu

Trộn đều các nguyên liệu. Ảnh: Internet

Bước 3: Tạo hình viên và hấp chả cốm

Ở bước này, bạn có thể dùng khuôn tròn hoặc nắm chả bằng tay đều được. Sau khi đã tạo hình viên xong, chúng ta sẽ đem chả đi hấp khoảng 15 phút. Chú ý phết 1 ít dầu ăn vào đáy nồi hấp để tránh chả không bị dính nhé!

Tạo hình viên chả

Tạo hình viên chả bằng khuôn. Ảnh: Internet

hấp chả

Hấp chả. Ảnh: Internet

Bước 4: Chiên chả cốm

Chả cốm sau khi hấp xong, bạn gắp cho vào đĩa. Chuẩn bị một chiếc chảo lòng sâu, đổ vào lượng dầu đủ để chiên ngập mặt chả, đặt lên bếp và đun sôi. Tiến hành cho từng viên chả vào chiên vàng đều 2 mặt.

Chiên vàng 2 mặt chả

Chiên vàng 2 mặt chả. Ảnh: Internet

Bước 5: Hoàn thành và trình bày

Khi thấy chả đã chín vàng, bạn gắp ra ngoài, để ráo dầu, chuẩn bị thêm 1 chén tương ớt hoặc nước mắm ớt là có thể thưởng thức rồi. Chả cốm sau khi hoàn thành có thể ăn không hoặc kết hợp cùng 1 số món ăn như bún chả, bún đậu mắm tôm,… rất ngon và hấp dẫn.

Món chả cốm sau khi hoàn thành

Món chả cốm sau khi hoàn thành. Ảnh: Internet

Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách làm chả cốm ngon

  • Đối với cốm dẹp, bạn lưu ý chọn loại cốm ngon, sạch có nguồn gốc rõ ràng, hạt cốm mềm, ăn ngọt nhẹ, thơm hương sữa non và cỏ cây.
  • Khi chọn thịt heo để xay, bạn nên lựa thịt tươi, màu hồng, có độ đàn hồi và không có mùi ôi thiu.
  • Trong quá trình hấp chả, bạn có thể dùng lá sen, lá chuối để lót phía dưới chả.
  • Với giò sống, bạn nên mua phần giò màu trắng ngà, mùi thịt heo tươi, không có mùi và màu sắc lạ. Chú ý quết thử, thấy giò sống dai mềm là được, nếu thấy nó dai cứng là có hàn the. Hoặc không, bạn cũng có thể tự làm giò sống tại nhà.

Cách làm giò sống đơn giản tại nhà

Rửa sạch 500g thịt nạc heo và cắt nhỏ. Tiến hành ướp thịt với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh bột năng, 1/3 muỗng canh bột nổi và trộn đều để hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, cho thịt đã ướp vào máy xay, xay nhuyễn rồi để trong ngăn đá khoảng 3 – 5h. Tiếp tục lấy thịt ra cho vào máy xay lần 2. Sau khi xay xong, các bạn dùng muỗng quết để tăng thêm độ dai mịn của giò sống, vậy là xong!

Hướng dẫn bảo quản chả cốm

Chả sau khi làm xong, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản trong 3 ngày. Nếu muốn để lâu hơn, bạn nên cho vào ngăn đông, khi cần thì lấy ra rã đông và chế biến. Với cách làm chả cốm này, bạn có thể giữ chả cốm đến 6 tháng.

Hy vọng với những chia sẻ của Nghề Bếp Á Âu về cách làm chả cốm, bạn sẽ có thể dễ dành chế biến món ăn này. Ở bài viết tiếp theo, mời các bạn tìm hiểu cách làm bánh xèo mặn đậm đà. Nếu bạn muốn học thêm nhiều bí quyết nấu ăn ngon, hãy điền thông tin đăng ký vào form bên dưới, hoặc liên hệ số điện thoại 0236 3953 988 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn khóa học phù hợp nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.8 (10 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn