Hạt Kiều Mạch

Trong những năm gần đây, hạt kiều mạch ngày càng trở nên phổ biến và thường xuyên được sử dụng vào các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và công dụng của loại hạt đặc biệt này chưa. Nếu chưa, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Nghề Bếp Á Âu để sử dụng hạt kiều mạch đúng cách nhé.

Hạt kiều mạch là gì?

Hạt kiều mạch thuộc nhóm thực phẩm được gọi là giả ngũ cốc. Tức là nhóm thực phẩm này có hình dạng hạt và được sử dụng như các loại hạt ngũ cốc khác nhưng chúng không phải là cây thân cỏ.

Hạt kiều mạch thường có màu nâu, hình tam giác với kích thước không đồng đều. Hạt kiều mạch được sử dụng ở dạng tấm, tức là dạng tách vỏ nhưng chưa được rây. Tấm kiều mạch sử dụng tương tự như gạo và là nguyên liệu để chế biến các món ăn truyền thống của một số nước Châu Á và Châu Âu.

Kiều mạch trở nên phổ biến do có chứa hàm lượng chất khoáng và các chất chống oxy hóa cao, là một loại thực phẩm có ích cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Hạt Kê Là Gì? Tác Dụng Của Hạt Kê

Thành phần dinh dưỡng của hạt kiều mạch

Hạt kiều mạch có giá trị dinh dưỡng cao, cao hơn rất nhiều lần so với các loại ngũ cốc khác. Kiều mạch không chứa gluten như các loại lúa mạch, thành phần chính của kiều mạch là carbonhydrates nhưng đồng thời chúng cũng chứa protein.

Bên cạnh đó, kiều mạch còn chứa chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất như chất chống oxy hóa, mangan, đồng, sắt, phót pho và các hợp chất khác như rutin, vitexin, quercetin,…

Với hàm lượng các chất dinh dưỡng, hạt kiều mạch được xem như một loại thực phẩm thần kỳ, được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Ngày nay, người ta đã sáng tạo ra nhiều công thức chế biến kiều mạch để bữa ăn được ngon hơn và không kém phần dinh dưỡng.

Công dụng của hạt kiều mạch

công dụng của hạt kiều ạnh

Hạt kiều mạch đang được sử dụng rộng rãi (Ảnh: Internet)Hạt kiều mạch giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh tim, chống lại ung thư. Chất chống oxy hóa có trong kiều mạch là các hợp chất phenolic như polyphenolic có tác dụng chống lại các gốc tự do, hay quá trình oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim, hỗ trợ não, gan và sức khỏe tiêu hóa. Đồng thời chúng còn hỗ trợ chức năng tế bào bằng cách bảo vệ DNA khỏi tổn thương và ngăn ngừa tình trạng hình hình tế bào ung thư.

Chất xơ có trong hạt kiều mạch cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ chiếm đến 2,7% khối lượng kiều mạch đã nấu chín, và chất xơ này chủ yếu bao gồm celluloso và lignin. Những thành phần này có lợi đối với sức khỏe hệ tiêu hóa nhất là đại tràng. Hạt kiều mạch còn có thể bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là ngăn chặn quá trình oxy hóa trong đường tiêu hóa.

Carbonhydrat có trong kiều mạch giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường. Ăn kiều mạch có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu, trở thành sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những bệnh nhân tiểu đường.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4 (5 bình chọn)

Tác giả: Nata Makiro

Từ nhỏ, tôi thường vào phụ mỗi khi Mẹ nấu ăn. Tôi thích những món ăn mà Mẹ tôi nấu, vì trong đó có tuổi thơ, có tình yêu thương mà Mẹ dành cho tôi. Lớn lên tôi mang cái tâm để đi theo Nghề Bếp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn